top of page

Chia tài sản công bằng - dễ mà khó

Updated: Dec 22, 2022

Chia tài sản công bằng, chuyện tưởng đơn giản mà lại không hề giản đơn như chúng ta nghĩ.


Là cha mẹ khi về già ai cũng nghĩ tới chuyện để lại tài sản cho con cái. Và mỗi người dựa vào kinh nghiệm sống, tư duy về sử dụng tiền bạc để có được cách chia tài sản hợp theo ý mình. Việc phân chia tài sản này còn bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự góp ý của những người thân như cô gì chú bác.


Là con cái, dù có là anh em ruột thịt thì vẫn có sự khác nhau về tình cảm gắn bó với cha mẹ mà cụ thể trong trường hợp này là người để lại tài sản cho, có người thì được cha mẹn quý hơn, có người thì chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ nhiều hơn. Ngoài ra theo quan niệm từ xưa đến nay, con trai cả vẫn phải gánh việc phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống, thờ tự khi cha mẹ về suối vàng. Do đó việc chia đều tài sản theo đầu người, nam cũng như nữ tưởng công bằng mà lại không công bằng. Người có đóng góp nhiều hơn chắc chắc sẽ không hài lòng khi được chia đều (trừ trường hợp tấm lòng họ đủ rộng lượng), người đóng góp ít hơn trong trường hợp này thì dĩ nhiên là muốn công bằng.


Lại có trường hợp tài sản đã chia đều rồi nhưng thời cuộc đổi thay, cùng là mỗi người được chia một mảnh đất rộng như nhau nhưng mảnh ở ngoài phố buôn bán kinh doanh giá tăng vùn vụt gấp 3-5 lần thì sự công bằng lại trở thành không công bằng nếu xét theo giá trị tiền bạc. Đương nhiên khi này những người con được chia đất trong ngõ sẽ cảm thấy thiếu công bằng và có mong muốn được phân chia lại cho bằng nhau. Còn người đang có có mặt phố liệu họ có muốn san sẻ lại không? Nếu là không thì chắc chắn nảy sinh mâu thuẫn.

Về đạo đức được học thì luôn là anh em phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, sớm tối tắt đèn có nhau. Nhưng điều đó chỉ thường đúng khi nghèo khó hay chiến tranh gian khổ. Còn khi công tôi nhiều hơn công anh thì công bằng không còn nữa. Vậy nên mới có chuyện anh chém em, con cái đốt nhà cha mẹ đẻ của mình.


Theo quy định về phân chi tài sản thì di chúc có giá trị cao nhất, tức pháp luật đề cao ý nguyện của người sở hữu tài sản. Họ toàn quyền quyết định việc để lại tài sản cho ai với tỷ lệ mỗi phần bao nhiêu, không quan trọng đó là con nuôi, con đẻ hay thậm chí là người thân. Thế mới thấy việc con cái tị nạnh nhau, hay nhờ thêm bà cô ống chú để tác động và ý nguyện của chủ sở hữu tài sản được chia nghe qua thì ai cũng đưa ra những lý do hợp tình thuận lý nhưng bản chất gốc của họ là lòng tham với mong muốn nhận được về phần mình phần hơn mà hoàn toàn không quan tâm đến ý nguyện của chủ sở hữu tài sản.


Từ các ví dụ trên ta có thể nhận định được rằng công bằng nhất chính là không công bằng, công bằng nhất chính tài sản được chia lại đúng theo ý nguyện của người sở hữu tài sản, cho bất kỳ ai họ muốn và theo bất cứ tỉ lệ nào với tinh thần hoàn toàn tỉnh táo, không bị tác động bởi bất kỳ một người nào có được lợi ích từ tài sản được chia.


Bài viết mang quan điểm của cá nhân người viết, rất mong được các bạn đọc chia sẻ thêm quan điểm của mình. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm.


9 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page