Khắc laser fiber trên nhựa
Khắc laser về cơ bản khác với in lưới, in tampon là các phương pháp đánh dấu truyền thống trên bề mặt nhựa. Nhược điểm của in mực là có thể bị mờ hoặc xóa mất bởi mài mòn hoặc dung môi, nhưng khắc bằng laser có thể tạo ra một dấu vết có độ tương phản cao không thể xóa được trong chính vật liệu mà không cần tiếp xúc trực tiếp với vật liệu (ngoài chùm tia laser chiếu vào).
Khắc laser trên nhựa thường áp dụng 4 quá trình khắc cơ bản: Tạo bọt, Khắc sâu, Khắc sâu tạo màu sắc thay đổi và chỉ thay đổi màu sắc. Laser fiber có thể được dùng để khắc trên nhiều loại nhựa khác nhau bao gồm ABS, polyethylene, polypropylene và polycarbonate...
Khắc laser là cách linh hoạt nhất để đánh dấu trên nhựa, mang lại hình ảnh rõ ràng, sắc nét và không thể xóa được. Laser có thể khắc các sản phẩm với nhiều dạng hình học khác nhau trong một quy trình hoàn toàn được điều khiển bằng máy tính với độ chính xác và độ tin cậy cao. Hơn nữa, khắc laser có thể được tích hợp tại bất kỳ điểm nào của dây chuyền lắp ráp cũng như ngoại tuyến (hoặc độc lập), mang lại sự linh hoạt cao nhất. Kết hợp với tỷ lệ lỗi hỏng rất thấp, giúp dẫn đến giảm chi phí trong hầu hết các trường hợp sử dụng.
Khắc vật liệu dẻo bằng laser được thực hiện thông qua việc thay đổi màu sắc và/hoặc tái cấu trúc bề mặt. Bốn kiểu khắc khác nhau được phân biệt bởi cấu trúc và màu sắc của vết khắc là: Tạo bọt, Khắc sâu đổi màu, Khắc sâu và Chỉ đổi màu.
Tạo bọt Ở cường độ Laser thấp trên một số loại nhựa nhất định, khắc laser tạo ra cấu trúc bọt có thành mỏng, cấu trúc này có màu sáng hơn phần không được khắc.
Khắc sâu/hóa hơi Sự gia tăng cục bộ nhiệt độ trên “điểm nóng chảy” của vật liệu gây ra hiện tượng nóng chảy. Khi vật liệu nguội và rắn chắc trở lại, cấu trúc bề mặt được thay đổi sẽ tạo ra dạng khắc sâu.
Khắc sâu đổi màu Ở cường độ laser tương đối cao, sự bốc hơi cục bộ của vật liệu bề mặt gây ra rãnh với các đường gờ. Kết quả của quá trình cacbon hóa, lúc này sự thay đổi màu sắc cũng xảy ra.
Thay đổi màu sắc Với bức xạ laser, có bước sóng ngắn vừa đủ, sự phân ly của các phân tử dẫn đến sự thay đổi màu sắc; đây là hiệu ứng mong muốn nhất. Độ tương phản của vết khắc có thể được tăng cường bằng cách sử dụng một lượng phụ gia hạn chế.
MÁY KHẮC LASER
1. Máy khắc laser fiber kiểu Desktop 20W, 30W, 50W (Xem chi tiết: TẠI ĐÂY)
2. Máy khắc laser fiber mini 20W, 30W, 50W (Xem chi tiết: TẠI ĐÂY)
MÁY CẮT LASER
1. Máy cắt laser fiber bàn đơn (H-Series) công suất từ 1000W (Xem chi tiết: TẠI ĐÂY)
2. Mắt cắt laser fiber bàn chuyển đổi (HE-Series) công suất từ 1000W (Xem chi tiết: TẠI ĐÂY)
So sánh khắc laser với mực in Việc khắc bằng laser diễn ra ở tốc độ rất nhanh, có thể lên tới 8m/giây cho phép hơn 1.000 ký tự chữ và số mỗi giây. Chất lượng cao của chùm tia Laser có thể tạo ra các vết hẹp đến 25µm với độ chính xác chỉ vài micromet. Phần mềm điều khiển thông minh, hỗ trợ tạo sẵn các file thiết kế hình ảnh, nội dung cần khắc giúp tối đa hóa chất lượng và năng suất khắc.
Ngược lại phương pháp dùng mực in cần nhiều không gian trong khu vực làm việc do nhu cầu về số lượng hộp mực nhiều. Mực được sử dụng bao gồm các vật liệu độc hại nguy hiểm do đó làm cho môi trường làm việc không an toàn. Ngoài ra phải lau chùi vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng. Định kỳ vệ sinh bảo dưỡng máy để phòng ngựa hiện tượng tắc nghẽn.
MAYCATLASER.VN
Hotline/zalo: 098 506 1999
Comments